Kỹ thuật hạn chế phát triển lộc đông, xử lý ra hoa trên bưởi diễn

Chúng ta đã biết khi cây ăn quả nói chung đặc biệt là bưởi diễn nói riêng khi đã phát sinh, phát triển lộc đông thì khả năng ra hoa 1 là bất khả kháng. Đối với cây ăn quả có múi nói chung và cây bưởi diễn nói riêng, để cây phân hóa mầm hoa đúng thời điểm bà con cần tác động các biện pháp kỹ thuật với mục đích hãm lộc đông, bởi nếu để lộc đông phát sinh, phát triển mạnh thì khả năng phân hóa mầm hoa gần như không xảy ra, cây sẽ tập trung phát triển lộc cành (lộc đông, lộc dinh dưỡng).

Như vậy trong một năm (1 vụ) xét về sinh trưởng lộc, bà con nên điều tiết các đợt lộc sao cho phù hợp với sức sinh trưởng của cây. Với bưởi Diễn cần thúc lộc hè, lộc thu và nuôi chúng phát triển thành thục thành cành mẹ cho năm sau, tuy nhiên đến giai đoạn cuối thu, đầu đông chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật để hạn chế lộc đông phát sinh, phát triển

Các biện pháp kỹ thuật tổng hợp điều tiết lộc đông (kìm hãm lộc đông phát sinh, phát triển):

Biện pháp 1: Xới đất xung quanh rễ, theo hình chiếu tán của cây với độ sâu 20-25cm, rộng 30-35cm (tùy chất đất và tuổi cây có thể làm sâu rộng hoặc thu hẹp so với kích thước trên). Mục đích của biện pháp này là làm đứt bộ rễ non ngoài cùng hạn chế khả năng hút dinh dưỡng từ đất lên trên, tránh phát lộc đông. Nếu thấy nhiều rễ cọc phát triển có thể chặt (làm đứt rễ) một trong số các rễ cọc của cây. Ngoài ra việc chặt rễ còn có vai trò trẻ hóa bộ rễ cho năm sau, giúp quả phát triển đồng đều, trắc quả.

Biện pháp xử lý bộ rễ – hãm lộc đông trên bưởi diễn

Biện pháp 2:Thực hiện các biện pháp xiết nước (không tưới nước vào thời điểm này), chỉ tưới ẩm khi cây trong thời kỳ phân hóa mầm hoa – ra hoa rộ – đậu quả (cây thiếu ẩm sẽ rụng hoa, quả non. Tuy nhiên khi thừa ẩm cũng gây ra hiện tượng rụng hoa, quả non).

Biện pháp 3: Khoanh vỏ cây (tiện vỏ cây). Biện pháp này có vai trò làm đứt đột ngột mạch dẫn libe của cây (mạch dẫn vỏ cây có vai trò cung cấp dinh dưỡng từ bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất).

Đá đóng bình luận